Rút khỏi JCPOA, tăng cường các lệnh trừng phạt
Kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn coi việc kiềm chế toàn diện
Iran
là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chính sách tại Trung Đông, cùng với đó là một loạt chính sách cứng rắn.
Về kinh tế, Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, tìm cách làm cho chính quyền Hồi giáo của nước này rơi vào tình cảnh khó khăn.
Về ngoại giao, xây dựng khuôn khổ an ninh các nước Ả Rập với "hạt nhân" là Saudi Arabia ở Trung Đông để kiềm chế sự nổi lên của "vùng trăng lưỡi liềm Shiite".
Về quân sự, bổ sung thêm binh lính, tăng cường răn đe, gây sức ép tối đa với Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Bản ghi nhớ về việc rút Mỹ khỏi JCPOA tại Nhà Trắng. Ảnh: WSJ.
Lý giải về sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Iran, Tổng thống Trump cho rằng, thông qua Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Washinton chỉ có thể đóng băng chứ không thể ngăn chặn vĩnh viễn việc Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Hơn nữa, Iran đã giành được nhiều lợi ích từ thỏa thuận này như quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình được cộng đồng quốc tế thừa nhận; có điều kiện hội nhập hệ thống kinh tế và chính trị thế giới; khôi phục sức mạnh tài chính, khiến nước này liên tục gây ảnh hưởng đến các vấn đề điểm nóng của Trung Đông.
Vì vậy, Mỹ quyết định điều chỉnh chính sách kiềm chế toàn diện hơn đối với Iran nhằm xóa bỏ "mối đe dọa lớn nhất" đối với khu vực Trung Đông.
Tháng 10/2017, Tổng thống Trump chính thức công bố chiến lược mới "kiềm chế" đối với Iran. Tiếp đó, đưa ra "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia", trong đó coi Iran là mối đe dọa và thách thức lớn.
Tháng 5/2018, Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi JCPOA, khởi động các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất nhằm vào Iran, thúc đấy chính sách "gây sức ép tối đa" và tăng cường toàn diện quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực, xây dựng "Liên minh chống Iran" phiên bản nâng cấp, qua đó "kiềm chế" Iran mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông.
Cùng với việc rút khỏi JCPOA, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn đưa ra yêu sách 12 điểm, đặt điều kiện tiên quyết cho đối thoại Mỹ-Iran, tức là chỉ khi Iran đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, nước này mới dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và cho phép Iran thiết lập lại quan hệ thương mại với bên ngoài, mua công nghệ tiên tiến và hội nhập kinh tế thế giới.
Thậm chí, Bộ Ngoại giao Mỹ còn thành lập cái gọi là "Nhóm hành động về Iran", chịu trách nhiệm chính trong triển khai chiến lược về Iran; vừa thúc đẩy chính sách "gây sức ép tối đa", vừa thực thi chính sách thay đổi chính quyền sau này.
Từ tháng 8/2018 , Mỹ liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, tập trung vào lĩnh vực dầu thô, khai khoáng và tài chính, với ý định thông qua tấn công vào "điểm yếu" kinh tế của Iran để kích hoạt các vấn đề dân sinh và xã hội, cuối cùng là lật đổ chính quyền Hồi giáo.
Ngày 08/4/2019, Mỹ liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách các tổ chức khủng bố. Đây là lần đầu tiên Mỹ xác định lực lượng vũ trang của một quốc gia có chủ quyền là tổ chức khủng bố, với mục đích tác động đến lực lượng trung thành của chính quyền Hồi giáo, làm lung lay nền tảng của chính quyền này.
Việc Mỹ liệt IRGC vào danh sách các tổ chức khủng bố được xem là "đòn đánh" mạnh vào chính quyền Tehran. Ảnh: newsrnd.
Đáp trả, phía Iran lập tức tuyên bố đưa Bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ (CENTCOM) và các lực lượng trực thuộc vào danh sách tổ chức khủng bố, khởi động quá trình lắp đặt máy ly tâm IR-6 và sản xuất máy ly tâm tiên tiến IR-8 để làm giàu urani.
Ngày 24/6/2019, Mỹ tuyên bố trừng phạt lãnh tụ tối cao Ali Khamenei và 8 quan chức cấp cao của IRGC; ngày 31/7/2019, trừng phạt Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, đồng thời cho rằng ông là người phát ngôn chính của Chính phủ Iran.
Xây dựng liên minh kiềm chế Iran trong khu vực
Ngoài các lệnh trừng phạt hà khắc, Mỹ còn tăng cường toàn diện quan hệ với các đồng minh khu vực, thành lập liên minh "kiềm chế Iran", ngăn cản nước này mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Một là, Mỹ và các nước đồng minh Arab ở Trung Đông thành lập "Liên minh chiến lược Trung Đông" (MESA) đối phó với các mối đe dọa an ninh trong khu vực và cạnh tranh trực tiếp với Iran.
Hai là, tích cực hòa giải quan hệ các nước Arab với Israel, thành lập liên minh chống Iran trong khu vực có sự tham gia của Arab-Israel.
Ba là, tăng cường bán vũ khí cho các đồng minh trong khu vực, giúp các nước này duy trì ưu thế quân sự trước Iran.
Tháng 01/2018, để giúp Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Saudi Arabia đối phó với năng lực tên lửa ngày càng tăng của Iran, Mỹ quyết định bán 44 bệ phóng trong Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trị giá 15 tỷ USD.
Tháng 3/2019, Mỹ lần đầu tiên bố trí hệ thống THAAD ở phía Nam Israel và kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của quân đội Israel, nâng cao năng lực phòng không đối phó với các cuộc tấn công của Iran.
Tháng 5/2019, với lý do "tình huống khẩn cấp", Chính phủ Mỹ đã bán vũ khí trị giá hơn 8 tỷ USD cho Jordan, UAE và Saudi Arabia để giúp các đồng minh "răn đe" và phòng ngự trước Iran.
Tăng cường răn đe quân sự đối với Iran
Từ đầu năm 2019 đến nay, mục đích của việc Mỹ răn đe bằng vũ lực đối với Iran thông qua các phương thức cử tàu sân bay tuần tra ở vịnh Persia, tập trận với các nước đồng minh trong khu vực chính là để làm suy yếu khả năng đối đầu của Iran với Mỹ trong các vấn đề điểm nóng khu vực: Israel-Palestine, xung đột ở Yemen...
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln đi qua eo biển Hormuz vào cuối năm 2019 . Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ngày 6/5/2019, Mỹ đưa nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) và phi đội máy bay ném bom B52 đến khu vực Trung Đông để răn đe Iran; tiếp đó, tháng 6/2019, điều 2 tàu chiến và 5 máy bay chiến đấu F22 đến khu vực này.
Ngày 21/6/2019, để trả đũa vụ Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ ((RQ-4 Global Hawk), Tổng thống Trump phê chuẩn kế hoạch tấn công nhắm vào nhiều mục tiêu của Iran như các trạm radar và bệ phóng tên lửa. Khi máy bay chiến đấu đã cất cánh và tàu chiến vào vị trí, tên lửa sắp được phóng, Mỹ lại ra lệnh dừng lại.
Ngày 11/7/2019, quân đội Mỹ đã thảo luận với các đồng minh quân sự về việc thành lập "Liên minh hộ tống tàu thuyền" để bảo vệ an ninh hàng hải ở vùng Vịnh, thông qua hoạt động tuần tra ở eo biển Hormuz và Bab al-Mandab, bảo đảm tự do và an ninh hàng hải cho tàu thuyền của các nước đồng minh đi qua khu vực này.
Mục đích chính của Mỹ khi đưa ra đề xuất này là làm suy yếu quyền kiểm soát của Iran đối với eo biển Hormuz, chặn tuyến đường Iran vận chuyển dầu thô trên biển, tăng cường phong tỏa và trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Bản chất của "Liên minh hộ tống tàu thuyền" ở vùng Vịnh của Mỹ vẫn là sự tiếp diễn của chính sách "gây sức ép tối đa" với Iran. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đọ sức ngoại giao xoay quanh vấn đề hộ tống và chống hộ tống tàu thuyền đang trở thành mấu chốt của Trung Đông.
Sự kiện đáng chú ý gần đây, ngày 22/4/2020, nhân dịp kỷ niệm 41 năm thành lập, IRGC đã phóng thành công đưa vệ tinh quân sự đầu tiên vào quỹ đạo.
Sự kiện trên giúp IRGC trở thành "lực lượng không gian", tăng cường sức mạnh phòng thủ, mở rộng phạm vi tình báo của Iran; đồng thời cũng truyền tải thông điệp, các lệnh trừng phạt của Mỹ không những cản trở sự tiến bộ của Iran mà còn là động lực thúc đẩy các công nghệ mới để đưa Iran thành một cường quốc trong khu vực và trên trường quốc tế trong tương lai gần.
Cũng trong ngày 22/4, Tổng thống Trump ra ra lệnh cho Hải quân nước này được phép bắn hạ mọi tàu chiến Iran ở Vịnh Ba Tư nếu dám đe dọa các tàu quân sự Mỹ. Mệnh lệnh này được đưa ra một tuần sau sự kiện 11 tàu tấn công nhanh của IRGC được cho là đã áp sát nguy hiểm, quấy rối đối với 6 tàu chiến của Mỹ ở vùng Vịnh.
Ngay sau đó, Chuẩn tướng Abolfazl Shekarchi - người phát ngôn các Lực lượng vũ trang Iran đã đáp trả đanh thép: "Thay vì bắt nạt người khác, người Mỹ nên dồn tất cả mọi nguồn lực mà họ có để cứu chữa những binh sĩ đang mắc Covid-19" .
Phân hóa và làm suy yếu ưu thế địa chính trị của Iran
Hiện nay, Trung Đông đã hình thành cục diện đối đầu giữa hai nhóm lợi ích: thứ nhất, trục Mỹ, Saudi Arabia và Israel; thứ hai, trục Nga, Thổ và Iran xoay quanh các vấn đề điểm nóng như cuộc khủng hoảng Syria, JCPOA và chống khủng bố.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin (từ trái sang) tại Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên nhằm tìm kiếm hòa bình toàn diện cho Syria. Ảnh: Iran Press.
Tháng 12/2018, để làm suy yếu quan hệ hợp tác ba bên Nga-Thổ-Iran, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, trong đó có một cân nhắc quan trọng là hy vọng bất đồng chính sách sâu sắc giữa Nga, Thổ và Iran cuối cùng sẽ làm rạn nứt nhóm lợi ích mang tính giai đoạn giữa ba nước này, từ đó kiềm chế xu thế mở rộng ảnh hưởng và nổi lên của Iran ở Trung Đông.
Có thể nói, biện pháp này đã đạt được hiệu quả nhất định, sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria, bất đồng giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã tăng lên.
Nga và Iran cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ hạ thấp ngưỡng lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad chỉ là kế hoạch tạm thời, trên thực tế vẫn luôn "ngấm ngầm" ủng hộ phe đối lập Syria, đặc biệt là hành động vượt biên giới tấn công lực lượng người Kurd ở Syria đã trực tiếp đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và ổn định chính trị của nước này.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại Nga và Iran ủng hộ chính đáng người Kurd ở Syria, lấy miền Bắc Syria làm căn cứ địa để phát triển lớn mạnh.
Mỹ còn cho rằng để bảo vệ chính quyền al-Assad, hàng năm Iran đều viện trợ khoảng 6 tỷ USD cho chính quyền này, vì vậy thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Iran có thể làm cho nước này gặp khó khăn hơn nên sẽ không thể hỗ trợ nước khác, khiến mối quan hệ đặc biệt Iran-Syria khó có thể duy trì./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét